Thiên hạ ư? Lời ra tiếng vào ư? Chị đâu quan tâm đến mấy chuyện đó. Ngay cả mẹ chồng chị, bề ngoài lúc nào cũng ngọt ngào nhưng thử hỏi, 24 năm về làm dâu bà, chị đã bao giờ được sống theo ý mình?
Thời trẻ, bà đặt ra cho chị những nguyên tắc của một "nàng dâu con một" khiến chị luôn ngộp thở bởi vai trò và trách nhiệm. Chị đi lấy chồng, ngay cả mẹ đẻ của chị cũng dạy rằng "thuyền theo lái, gái theo chồng, từ nay con sống là người nhà chồng, chết là ma nhà chồng". Lấy chồng, làm dâu nhà con một còn nặng tư tưởng cũ, chồng chị lại là trưởng họ, đồng nghĩa với việc chị bị áp đặt và bủa vây bởi những "nội quy không văn tự" được truyền lại từ bố mẹ chồng, bà cô ông chú trong họ nhà chồng. Lúc nào chị cũng sợ mình không làm tròn "bổn phận" với gia đình nhà chồng thì mang tiếng cho cha mẹ đẻ, có "tội" với tổ tiên nhà chồng. Vậy là chị cứ gồng mình lên cố gắng.
Suốt 24 năm làm dâu, làm vợ, chị như một cỗ máy tự động với những lập trình định sẵn. Chỉ cần một việc làm, một hành động, một ứng xử của chị không như ý, chị bị chồng giận cả tuần, bị mẹ chồng đai đi đai lại cả tháng trời…
Ở tuổi 50, chồng chị có một vị trí ổn định ngoài xã hội, hai con đều đã lớn, một đứa đã đi làm, một đứa học năm thứ hai đại học. Nhìn lại mình, chị bắt đầu nhận ra những khoảng trống, sự thiếu hụt của bản thân. Gặp lại các bạn cũ, chẳng phải ai cũng có một nền tảng gia đình như chị nhưng sao chị thấy họ tự tin, tự tại, thích là quyết, là làm. Ví như chuyện một cô bạn "săn" được vé du lịch Phú Quốc 3 ngày giá rẻ, ới nhau cái là lập nhóm "bay" luôn. Nếu là chị, chắc chắn chị chẳng bao giờ dám tự quyết định như họ. Vì dù chị có quyết thì mẹ chồng và chồng chị không đồng ý để chị "tự do" đi như thế. Nhìn lại mình, cả đời chị chưa có một chuyến đi chơi riêng nào ngoài chồng con và gia đình nhà chồng.
Ơ hay, bao nhiêu năm qua mình là ai nhỉ? Chị tự hỏi và soi mình trong gương, đếm những nếp nhăn, đếm những sợi tóc bạc, nước mắt chị trào ra… Hình như chị chỉ là con robot phục tùng theo mệnh lệnh. Ai cũng bảo gia đình chị kinh tế khá, nhà lầu xe hơi, chồng con đề huề như thế thì "sướng như tiên". Là thiên hạ nhìn thấy chị sướng như tiên, chứ còn chị, chị chỉ nhìn thấy những giọt nước mắt rơi trong đêm. Chị bị cái câu "sống là người nhà chồng, chết là ma nhà chồng" của mẹ chị ghim chặt trong ý thức, để rồi, cả một đời làm dâu, làm vợ, chưa một lần chị dám làm trái ý bố mẹ chồng và chồng…
Đoạn clip ngắn được đứa cháu họ của chị làm tạp vụ trong một khách sạn quay trộm và gửi cho chị, khi chứng kiến chồng chị ôm eo một cô gái đi vào một phòng của khách sạn, không khiến chị sốc và ngạc nhiên như mọi người tưởng. Đơn giản, đây không phải là lần đầu chị phát hiện anh "vui vẻ" bên ngoài. Chỉ vì câu "sống là người nhà chồng, chết là ma nhà chồng", chị chấp nhận "ngậm bồ hòn" để giữ một cái vỏ gia đình ấm êm. Nhớ lại câu "chồng có tài năm thê bảy thiếp, vợ chính chuyên chỉ có chồng con" mà mẹ chồng chị đã cải biên từ câu nguyên bản để dạy con dâu mà chị thấy rùng mình.
50 tuổi, chị lựa chọn ly hôn trước sự khinh miệt của mẹ chồng, sự tức tối của chồng, sự kinh ngạc của người xung quanh... Nhưng không sao, dù là muộn còn hơn không. Chị tin lời cô con gái nói với chị: "Nếu như mẹ không dám sống vì cuộc đời của mẹ thì mẹ sẽ chẳng bao giờ có hạnh phúc. Mẹ không hạnh phúc thì làm sao mẹ có thể tự tin để định hướng và vun vén cho hạnh phúc của chúng con?".
Theo Phụ nữ Việt Nam
" alt=""/>Ở tuổi 50, người vợ khiến cả nhà ngỡ ngàng khi nộp đơn xin ly hônTrao đổi với VietNamNet, ông Nguyễn Quốc Anh, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, cho hay, việc mua 1.000 vé phim "Đất rừng phương Nam" nằm trong hoạt động học tập học phần Cảm thụ điện ảnh, khoa Truyền thông và Thiết kế.
Theo kế hoạch, ngày 20/10, khoa Truyền thông và Thiết kế sẽ tổ chức cho sinh viên ngành Truyền thông đa phương tiện đi xem phim này tại rạp chiếu phim. Đây là một hoạt động học tập giúp sinh viên có trải nghiệm thực tế về không gian rạp thông qua một bộ phim mới.
Theo ông Quốc Anh, nhà trường định hướng đào tạo mang tính ứng dụng, thường xuyên có những chương trình trải nghiệm thực tế trong chương trình học.
"Cụ thể, trong tháng 9/2023, chúng tôi cũng đã cho sinh viên trải nghiệm xem phim "Past lives" hay trước đó từng xem phim “Lật mặt 6: Tấm vé định mệnh” và giao lưu cùng ekip đoàn làm phim của Lý Hải. Ngoài ra, sinh viên ngành Truyền thông đa phương tiện còn được mang sản phẩm phim là đồ án tốt nghiệp của mình ra rạp công chiếu".
Về thông tin sinh viên không đi xem phim "Đất rừng phương Nam" bị trừ điểm rèn luyện, còn sinh viên đi xem sẽ được cộng điểm, ông Quốc Anh khẳng định điều này không chính xác. Việc xem phim và trải nghiệm không gian rạp là quyền lợi của sinh viên trong chương trình học, sinh viên không phải trả tiền vé, nhà trường cũng không bắt buộc tham gia.
Sinh viên không tham gia xem phim sẽ mất quyền lợi chứ không bị ảnh hưởng về điểm học tập hay điểm rèn luyện. Mặt khác, hoạt động này chỉ dành riêng cho sinh viên ngành Truyền thông và khi sinh viên đi xem phim, giảng viên sẽ có những hướng dẫn chuyên môn cho các em.
Về việc mua 1.000 vé một bộ phim đang gây tranh cãi cho sinh viên, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ TP.HCM khẳng định nhà trường không bình luận về việc này. Theo đại diện trường, đây là một bộ phim mới và được đầu tư, do đó, trường tạo điều kiện cho sinh viên xem và có cảm nhận về lĩnh vực truyền thông.
Khi đó, mèo và chuột vừa là hàng xóm, lại là một đôi bạn thân thiết. Cả hai đều muốn đi báo danh để tham gia cuộc đua trên. “Chúng ta cùng dậy sớm để báo danh tham gia cuộc đua đi bạn chuột, vì tôi một khi đã ngủ thì khó mà tỉnh dậy được”, mèo nói với chuột.
Chuột nói mèo yên tâm mà ngủ, khi nào chuột tỉnh giấc thì sẽ gọi mèo dậy để cùng đi báo danh. Nhưng vào sáng hôm sau, chuột lại lén lút đi báo danh và tham gia cuộc đua một mình. Lúc tới một con sông lớn nằm chắn ngay trước vạch đích, chuột nhờ một số con vật khác như trâu, hổ và ngựa giúp mình vượt sông.
Trong khi hổ và ngựa từ chối lời thỉnh cầu của loài vật bé nhỏ, thì chú trâu tốt bụng liền đồng ý giúp đỡ chuột. Nhưng khi chuột cùng trâu đang dẫn đầu và về tới sát vạch đích, thì lòng tham trong chuột nổi lên. Chú ta liền nhảy qua vạch đích để giành lấy vị trí về nhất.
Sau khi giành được thắng lợi, chuột liền trở về nhà. Tới lúc này, chuột mới nhớ ra mèo vẫn ngủ say. Chú ta liền chạy qua để gọi mèo dậy cũng như khoe về thành tích của bản thân trong cuộc đua. Mèo nghe xong thì vô cùng tức giận, liền nhe nanh giơ vuốt để đuổi bắt chuột.
Từ đó về sau, mèo mỗi lần nhìn thấy chuột đều đuổi bắt cho bằng được để hả cơn giận năm xưa người bạn cũ không gọi mình đi báo danh cuộc đua chọn 12 con giáp.
Trong quá trình khai quật những hầm mộ, các nhà khảo cổ tìm thấy các xác ướp mèo thật, giả lẫn lộn với cả xương người.
" alt=""/>Lý do loài mèo không góp mặt trong danh sách 12 con giáp ở Trung Quốc